Các chuyên gia về tư vấn công nghệ sơn tĩnh điện cho biết, nhờ có cải tiến công nghệ này mà giúp con người tiết kiệm thời gian, chi phí khi sản xuất và hơn hết độ bền lại cao.
Một vài ưu điểm có thể thấy ở sơn tĩnh điện như:
– Tận dụng triệt để các loại sơn, bột sơn dư trong quá trình sử dụng và có thể thu hồi lại
– Khi thi công không cần tới sơn lót mà chất lượng vẫn bền và đảm bảo
– Dễ làm sạch các khu vực bị ảnh hưởng khi phun sơn hoặc những nơi chưa đạt chất lượng. tiết kiệm thời gian sản xuất
– Nhờ có công nghệ sơn tĩnh điện mà tuổi thọ sản phẩm cao, cho bạn sản phẩm với độ bền, nét, bóng, màu sắc đặc trưng nhất.
Quy trình ứng dụng của sơn tĩnh điện
1. Xử lý bề mặt thông qua các loại hóa chất, làm sạch vật liệu trước khi đưa vào phun sơn. Quá trình này có tác dụng loại bỏ các tạp chất trên mặt vật, giúp bề mặt vật sạch và phẳng.
1. Xử lý bề mặt thông qua các loại hóa chất, làm sạch vật liệu trước khi đưa vào phun sơn. Quá trình này có tác dụng loại bỏ các tạp chất trên mặt vật, giúp bề mặt vật sạch và phẳng.
2. Sấy khô bề mặt trước khi sơn
3. Chuẩn bị thiết bị phun sơn với các vật liệu liên quan như: súng phun sơn tĩnh điện, lò sấy, buồng phun….
4. Sơn sản phẩm và đưa vào sấy khô, đưa vào buồng phun và thu hồi sơn cần thiết. Tùy thuộc vào loại vật liệu và kích thước của sản phẩm thì sản phẩm sẽ được phủ một lớp sơn dày mỏng khác nhau và sấy ở mức nhiệt độ và khoảng thời gian khác nhau.
Quy trình thực hiện trên đây là một chuỗi khép kín và tuân theo nguyên tắc. Khi thực hiện, người ta sẽ thực hiện theo một chuỗi, gọi là chuỗi dây chuyền sơn tĩnh điện (từ xử lý, sơn, buồng phun, buồng sấy, băng tải, tủ điều khiển lò sấy…).
Nhận xét
Đăng nhận xét